Qua nhiều năm cải cách giáo dục, học sinh Việt vẫn phải quay cuồng với những kiến thức phục vụ giải Toán, học rất mệt nhưng thi xong quên ngay.
Tôi có hai cháu đang học phổ thông, một cháu học theo chương trình chuẩn của Bộ Giáo dục & Đào tạo, cháu còn lại học theo hệ giáo trình Cambridge. Vì phải làm gia sư cho cả hai cháu nên tôi có điều kiện tiếp xúc với cả hai loại giáo trình, từ đó đưa ra được so sánh khách quan về sự khác biệt giữa giáo trình của Bộ Giáo dục & Đào tạo với giáo trình Cambridge.
Tôi cho rằng, theo giáo trình Cambridge, người ta chủ yếu dạy học sinh về bản chất của vấn đề và khả năng ứng dụng những kiến thức được học vào thực tế đời sống, chứ không yêu cầu học sinh phải nhớ thật nhiều con số, kỹ thuật giải toán phức tạp như ở Việt Nam.
Ví dụ, với môn Toán, hệ Cambridge không dạy học sinh về "bảy hằng đẳng thức đáng nhớ", trong khi hệ chuẩn của Bộ Giáo dục & Đào tạo lại yêu cầu phải học về "bảy hằng đẳng thức đáng nhớ" ngay từ cấp Trung học cơ sở. Lý do là bởi trong chương trình giáo dục của ta, kiến thức này chính là công cụ quan trọng để phục vụ cho kỹ thuật giải bài tập, tính toán - thứ được dạy rất nhiều suốt thời phổ thông.
Đây hoàn toàn không phải định lý Toán học gì nên chỉ dùng cho những người cần giải toán. Ngược lại, ở hệ Cambridge, người ta dạy rất kỹ về bản chất của các con số, số âm, trị tuyệt đối, lim... thay vì hướng học sinh vào những bài toán phức tạp theo kiểu đánh đố.
>> Cuộc đua vô nghĩa tích phân, đạo hàm
Đấy là với môn Toán, còn với các môn khác thì sao? Đề cương ôn thi môn Địa lý lớp 5 theo chương trình của Bộ Giáo dục & Đào tạo yêu cầu học sinh phải nhớ chính xác độ sâu của các đại dương (chuẩn tới hàng chục mét). Những kiến thức này chủ yếu để phục vụ cho việc thi cử, học sinh học rất mệt, nhưng thi xong là quên liền.
Trong khi đó, những kiến thức tổng quan về địa lý toàn cầu, học sinh của ta hầu như không được học hoặc học những thứ quá lạc hậu. Ví dụ, đề cương nói "đặc trưng kinh tế châu Á là nông nghiệp, Châu Âu là sản xuất hàng điện tử..." - thứ không còn đúng hiện nay.
Tất nhiên, tôi só sánh như vậy không nhằm hạ thấp một chương trình giáo dục nào mà chỉ muốn chỉ rõ những mặt hạn chế của giáo dục trong nước. Nói vậy để thấy, chúng ta đã cải cách giáo dục từ nhiều năm, nhưng vẫn quá chậm và không theo kịp sự phát triển của thế giới.
Nếu phải đưa ra một gợi ý cho giáo dục Việt, tôi cho rằng chúng ta nên tham khảo chương trình giáo dục của một số nước phát triên như Anh, đặc biệt là hệ đào tạo Cambridge rất có uy tín và được công nhận rộng rãi trên thế giới.
Nguồn: VnExpress
Qua nhiều năm cải cách giáo dục, học sinh Việt vẫn phải quay cuồng với những kiến thức phục vụ giải Toán, học rất mệt nhưng thi xong quên ngay.
Học sinh tiểu học và trung học Trung Quốc sẽ học nấu ăn đơn giản và học cách dọn nhà theo chương trình giáo dục điều chỉnh.
Cải cách giáo dục cũng giống như xây nhà, phải bắt đầu từ nền móng là đội ngũ giáo viên, sau đó đến chương trình từng cấp học.